Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Chúng tôi chuyên Cung cấp bê tông tươi tại Vinh :

Cung cấp Bê tông thương phẩm trong địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận

Khoan cắt Bê tông tại Vinh, cắt đục nền xưởng

Đổ bê tông tươi tại vinh

Phá dỡ công trình dân dụng, công xưởng.


Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp bê tông tươi và bơm bê tông. Chúng tôi thấu hiểu từng công trình, với những tư vấn từ chúng tôi, khách hàng có thể lựa chọn được phương án thi công hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm.

Chúng tôi cam kết:

- Đảm bảo về khối lượng.

- Cam kết về chất lượng.

- Chính xác về thời gian

- Mức giá cạnh tranh.

-Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi.

----------------------------o0o------------------------------
Liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.5482
Mail: phucvunghean1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!
Hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm:

 Là 1 hỗn hợp bao gồm cốt liệu,chất kết dính và nước,phụ gia (nếu có) được nhào trộn đồng đều,có tính dẻo tính dính nhưng chưa rắn chắc ,chưa có cường độ .

 Bê tông : là loại đá nhận tạo có cấu trức phức tạp được tạo thành từ 3 thành phần cơ bản :

 + Cốt liệu : là những hạt cát có hình dáng,kích thước , đặc trưng bề mặt,cường độ rất khác nhau

 + Đá xi măng : được tạo thành từ xi măng tương tác với nước và được để một thời gian để rắn chắc lại .

 + Hệ thống mao quản,lỗ rỗng : có thể chứa nước,không khí và hơi nước .

 Vai trò của các thành phần :

 Cốt liệu lớn : là bộ khung chịu lực của bê tông sau khi hồ bê tông gắn kết lại Cốt liệu nhỏ : làm tăng        độ đặc và giảm khả năng chống co cho bê tông.

 Chất kết dính và nước : là thành phần hoạt tính của bê tông, chúng tác dụng với nhau tạo thành hồ chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu. Nó lấp đầy các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu, đồng thời làm vai trò là chất bôi trơn tạo đỗ dẻo cho hỗn hợp bê tông tươi.Trong quá trình ngưng kết rắn chắc, hồ chất kết dính làm nhiệm vụ liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo thành 1 khối.

 Phụ gia : dung để cải thiện một số tính chất của hỗn hợp bê tông tươi và bê tông.

 Ưu điểm của bê tông.

 Bê tông là một trong những loại vật liệu rất quan trọng được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực xây dựng vì nó có những ưu điểm sau : có cường độ chịu nén cao , bền trong môi trường, cốt liệu có thể sử dụng nguyên liệu địa phương dễ cơ giới hóa,tự động hóa quá trình sản xuất và thi công, có thể tạo được nhiều loại bê tông có tính chất khác nhau.



 Nghiên cứu về độ cứng hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm.



 Định nghĩa: Độ cứng của bê tông tươi, bê tông thương phẩm hay còn gọi là tính công tác hay tính dễ đổ của bê tông tươi, bê tông thương phẩm.  Tính dễ đổ thực tế sinh ra từ việc tổng hợp 2 yếu tố sau: Yếu tố động học:đó là độ cháy hoặc khả năng biến dạng dưới tác dụng của một phương tiện đầm làm cho đầy khuôn dễ dàng và nhanh. Yếu tố tĩnh học : sự ổn định hoặc khả năng giữ được sự đồng nhất(không có sự phân tầng lắng đọng).      Trong trường hợp tháo khuôn trước đông kết người ta còn mong muốn giữ được hình dạng. Vì 2 yếu tố đó,độ chảy và sự ổn định luôn luôn biến thiên theo chiều hướng ngược nhau,việc mong muốn đạt được tính dễ đổ tốt hơn dẫn tới tìm ra được một sự thỏa hiệp,bằng cách xem xét tính đến các phương tiện thi công(ví dụ:chấn động mạnh hay yếu). Tính dễ đổ tối ưu là phương tiện tốt hơn để thực hiện được độ đặc chắc cao,yếu tố dẫn đến cường độ đảm bảo. Sự nghiên cứu tính lưu biến của bê tông tươi, bê tông thương phẩm đã cho phép xác định tính dễ đổ và các yếu tố mà nó phụ thuộc. Đồng thời cho phép đánh giá và tìm kiếm được các biện pháp để cải thiện tính dễ đổ. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ cứng của hỗn hợp bê tông tươi,bê tông thương phẩm:

 Hàm lượng nước: có ảnh hưởng rõ rết nhất tới tính công tác của bê tông tươi, bê tông thương phẩm. Hàm lượng nước trên 1 mét khối bê tông tươi, bê tông thương phẩm tăng thì bê tông tươi, bê tông thương phẩm càng dẻo. Hàm lượng nước là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tính công tác của bê tông tươi, bê tông thương phẩm. Tại công trường,người ta chỉ đạo thi công nếu không giỏi thì chỉ có cách là tăng lượng nước để tăng tính công tác. Thực tế cũng thường thấy dùng cách này bởi vì đây là cách dễ nhất có thể thực hiện tại công trường. Việc tăng lượng nước là biện pháp cuối cùng để cải thiện tính công tác của bê tông tươi, bê tông thương phẩm để thi công được bê tông tươi thì không thể tăng lượng nước một cách tùy tiện. Càng tăng nhiều lượng nước thì càng phải tăng nhiều lượng xi măng để giữ cho tỷ số nước/xi măng không đổi, do vậy mới giữ nguyên được cường độ bê tông. Tỷ lệ thành phần hỗn hợp : tỷ số cốt liệu/xi măng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tính công tác. Tỷ số này càng tăng bê tông tươi càng khô cứng. Trong trường hợp hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm cứng, có rất ít vữa xi măng trên một đơn vị diện tích bề mặt cốt liệu để làm tăng tính bôi trơn do vậy làm tăng sự linh động của các hạt cốt liệu .Mặt khác, một loại bê tông tươi, bê tông thương phẩm đặc với tỷ lệ cốt liệu/xi măng thấp, nhiều vữa xi măng bám dính xung quanh các hạt cốt liệu và làm tăng tính công tác. Kích thước của cốt liệu: cốt liệu càng to, thì diện tích bề mặt càng giảm dẫn đến lượng nước cần thiết để làm ướt bề mặt giảm và lượng vữa yêu cầu để bôi trơn bề mặt cốt liệu cũng giảm. Với cùng một lượng nước và vữa nếu cốt liệu càng lớn thì tính công tác càng tăng. Hình dạng cốt liệu: cũng là 1 nhân tố ảnh hưởng nhiều đến tính công tác. Người ta dùng nó như 1 cách để điều chỉnh tính công tác. Cốt liệu có hình dạng góc cạnh làm cho bê tông tươi khó nhào trộn, cốt liệu tròn thì bê tông dẻo hơn. Cùng 1 đơn vị thể tích hoặc khối lượng bê tông tươi cốt liệu tròn sẽ có diện tích bề mặt nhỏ hơn, lực ma sát giữa các phần tử cũng nhỏ hơn. Điều này giải thích vì sao cát sông và sỏi làm tăng tính công tác của bê tông tươi hơn đá dăm. Bề mặt hạt cốt liệu: ảnh hưởng đến tính công tác là do tổng diện tích bề mặt của cốt liệu thô ráp lớn hơn tổng diện tích bề mặt cốt liệu trơn nhẵn đối với cùng 1 thể tích. Cốt liệu có bề mặt thô ráp sẽ làm cho bê tông tươi có tính công tác thấp hơn so với cốt liệu trơn nhẵn .Lực ma sát giữa cốt liệu trơn nhẵn cũng thấp hơn làm tăng tính công tác. Cấp phối hạt : đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tính công tác. Cấp phối tốt sẽ có tổng lỗ rỗng trên một đơn vị thể tích là thấp nhất. Những nhân tố khác không đổi, khi tổng lỗ rỗng nhỏ lượng vữa thừa ra có thể làm tăng tính bôi trơn. Với một lượng vữa thừa ra, hỗn hợp trở nên dính và đẩy xa các hạt cốt liệu ra. Cốt liệu sẽ trượt trên nhau với một công đầm nén ít nhất.Cấp phối hạt càng hợp lí thì tổng lỗ rỗng càng nhỏ và càng làm tăng tính công tác. Sử dụng phụ gia: đây là nhân tố quan trọng nhất. Sử dụng phạ gia đúng cách đúng lượng sẽ làm tăng tính công tác của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm đồng thời làm giảm chi phí, tính kinh tế cao. Sự phụ thuộc của độ lưu động và độ cứng của hỗn hợp bê tông tươi vào các yếu tố khác nhau :

 Các tính chất công nghệ của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm được xác định bằng thành phần và các tính chất của nguyên liệu sử dụng. Tính kết dính ( khả năng tự chảy hoặc lấp đầy khuôn) của hốn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm được đảm bảo nhờ hồ xi măng. Hàm lượng hồ xi măng càng lớn, độ sệt của chúng càng lỏng hơn, độ lưu động của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm càng lớn. Khi đưa cốt liệu vào hồ xi măng làm giảm độ lưu động của hỗn hợp, cụ thể độ lưu động của hỗn hợp giảm càng nhiều khi hàm lượng cốt liệu và tỷ diện của chúng càng lớn. Khi thay đổi chi phí xi măng trong bê tông từ 200 đến 400 kg/m^3 với lượng nước chi phí không đổi sự thay đổi độ lưu động của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm càng nhỏ và thực tế chúng có thể không tính đến khi nhận độ lưu động cố định. Độ lưu động của hỗn hợp thay đổi chỉ khi thay đổi lượng nước chi phí. Quy luật này có tên gọi là ”quy luật lượng cần nước không đổi” và cho phép trong các tính toán sử dụng sự phụ thuộc đơn giản của độ lưu động của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm vào lượng nước chi phí. Độ lưu động của hỗn hợp bê tông tươi tăng, bê tông thương phẩm còn cường độ hầu như không thay đổi khi tăng hàm lượng hồ xi măng với tỷ lệ N/X không đổi hoặc giảm lượng cốt liệu. Nếu như nhận hồ xi măng chỉ với số lượng cần để lấp đầy các lỗ rỗng giữa các cốt liệu, thì hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm nhận được sẽ cứng, không đạt tính công tác. Để hỗn hợp trở thành lưu động cần không lấp đày các lỗ rỗng, mà còn dịch các hạt cốt liệu bằng các lớp ngăn cách bằng hồ xi măng. Phụ thuộc vào các tính chất của cốt liệu và tỷ lệ giữa cát và đá dăm hàm lượng tối thiểu của hồ xi măng trong hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm hàm lượng này đảm bảo chúng không phân tầng và lèn chặt có chất lượng, nằm trong khoảng 170-200, 1 trong hỗn hợp cứng và đến 220-270, 1 trong hỗn hợp lưu động và chảy. Các tính chất của xi măng ảnh hưởng đến độ lưu động của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm: sử dụng xi măng có lượng nước tiêu chuẩn cao làm giảm độ lưu động của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm (với lượng nước chi phí không đổi). Hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm chứa xi măng póc lăng puzolan với phụ gia silic hoạt tính, đặc biệt từ nguồn gốc trầm tích ( Trêpl,điatomic), ở cùng một lượng nước chi phí có độ sụt nón nhỏ hơn so với hỗn hợp từ xi măng póc lăng thông dụng. Độ lưu động của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm tăng khi tăng hàm lượng nước (nhưng nếu chi phí xi măng không đổi thì cường độ bê tông sẽ giảm). Tuy nhiên mỗi một hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm có khả năng giữ lượng nướcnhất định, khi hàm lượng nước lớn một phần của nó tách khỏi hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm điều này không cho phép. Sự biến đổi hàm lượng nước là nhân tố chính để điều chỉnh độ sệt của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm. Vữa bê tông tươi, bê tông thương phẩm là hỗn hợp vật liệu mà từ lúc trộn đến lúc gần nhất là lúc có thể đổ xong vào khuôn đúc bê tông hoàn toàn không có cường độ, không thể chịu lực được, và ở dạng lỏng vô định hình, có rất ít nội liên kết chịu lực, nên không thể có độ cứng cơ học được. Hình dạng còn tuỳ thuộc vào thiết bị tạo khuôn chứa đựng hỗn hợp này. Hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm không là kết cấu bê tông để có độ cứng chịu lực (mô dun đàn hồi). Thực ra tác giả chỉ đang định nghĩa độ sụt của hỗn hợp bê tông (hay độ lưu động của hỗn hợp bê tông tươi, để đo lường tính dễ chảy, dễ đổ khuôn của vữa bê tông tươi, bê tông thương phẩm) dưới một tên gọi khác mà thôi.



Định nghĩa:

Độ sụt hay độ lưu động của vữa bê tông tươi, bê tông thương phẩm dùng để đánh giá khả năng dể chảy của hỗn hợp bê tông tươi, bê tông thương phẩm dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc rung động. Độ sụt được xác định theo TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A. Ký hiệu là SN (cm). Dụng cụ đo là hình nón cụt của Abrams, gọi là côn Abrams, có kích thước 203x102x305 mm, đáy và miệng hở. Que đầm hình tròn có đường kính bằng 16mm dài 600mm. Độ sụt bằng 305 trừ đi chiều cao của bêtông tươi. Căn cứ vào độ sụt chia bê tông tươi, bê tông thương phẩm làm 3 loại:

Loại cứng SN <1.3cm

Loại dẻo SN < 8cm

Siêu dẻo có SN=10-22cm.

Ở giai đoạn ban đầu của vật liệu bê tông tươi, bê tông thương phẩm (giai đoạn có thể thi công được), vật liệu bê tông, bê tông thương phẩm có dạng vữa lỏng, nên rất dễ chứa đựng, vận chuyển, và đặc biệt là dễ đổ vào thiết bị tạo khuôn. Tính linh động của vữa lỏng đảm bảo cho việc rót bê tông tươi, bê tông thương phẩm vào khuôn được dễ dàng. Đặc tính linh động của vữa bê tông tươi,bê tông thương phẩm được đo lường thông qua chỉ tiêu độ sụt của vữa trước khi đổ bê tông tươi, bê tông thương phẩm. Hình dạng của khối vật liệu bê tông có thể thay đổi theo hình dạng của thiết bị dùng để chứa đựng và tạo hình cho bê tông, còn gọi là khuôn đúc bê tông. Độ sụt của vữa bê tông tươi, bê tông thương phẩm đảm bảo cho vữa bê tông tươi, bê tông thương phẩm có thể chảy đến mọi vị trí bên trong khuôn đúc bê tông.


----------------------------o0o------------------------------
Liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvunghean1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!
Nội dung quy trình chất lượng
 1.1 Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu:

 1.1.1 Xi măng:

 Trước khi nhận hàng CBKT của phòng KT&QLCL phải kiểm tra thông tin hàng hoá: (Chủng loại, quy cách, trạng thái bảo quản, chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, số lượng…).

 Theo từng đợt nhập hàng (lô sản xuất) sẽ tiến hành lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gồm: Cường độ nén, độ mịn, độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết, độ ổn định thể tích, khối lượng riêng… đồng thời cùng với nhà cung cấp lập biên bản lấy mẫu niêm phong lưu tại P.KT & QLCL để kiểm tra đối chứng nếu có yêu cầu.

 1.1.2 Đá dăm, cát:

 Trước khi nhận hàng CBKT của phòng KT&QLCL phải kiểm tra hàng hoá bằng trực quan ( Độ bám bẩn, kích thước hạt..), chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, số lượng của lô hàng.

 Theo từng đợt nhập hàng ( lô sản xuất ) sẽ tiến hành lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gồm: Thành phần hạt, KL riêng, KLTT, hàm lượng bùn bụi sét, độ nén dập, KLTT xốp, hàm lượng thoi dẹt, … đồng thời cùng với nhà cung cấp lập biên bản lấy mẫu niêm phong lưu tại PTN & QLCL để kiểm tra đối chứng nếu có yêu cầu.

 Đối với đá dăm trên cơ sở kết quả thí nghiệm, khi nhập kho sẽ phân loại dựa trên cơ sở cỡ hạt và cường độ đá gốc để phục vụ cho việc sản xuất bê tông cho từng công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau.

 2.2 Thiết kế cấp phối bê tông:

 Để phục vụ sản xuất bê tông thương phẩm hàng ngày hoặc khi có yêu cầu của khách hàng về việc thiết kế cấp phối bê tông có các yêu cầu kỹ thuật cho từng công trình Công ty sẽ phối hợp với phòng thí nghiệm có chuyên ngành để thiết kế cấp phối và thực hiện các bước:

· Lấy mẫu các loại vật liệu theo yêu cầu, tiến hành gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý nhằm cung cấp số liệu đầu vào khi tính toán thiết kế CPBT đồng thời đánh giá chất lượng vật liệu có thoã mãn yêu cầu kỹ thuật hay không.

· Thực hiện tính toán và tiến hành phối trộn cấp phối đã tính toán, làm các thí nghiệm (Độ sụt, KLTT …) đồng thời đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại phòng thí nghiệm hoặc đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại trạm bê tông dưới sự chứng kiến của các bên liên quan.

· Hồ sơ kết quả thí nghiệm vật liệu và thiết kế cấp phối thành phần vật liệu bê tông xi măng sẽ được cung cấp cho khách hàng.

 2.3 Thí nghiệm độ ẩm vật liệu (Đá, cát) định kỳ theo từng thời gian trong ngày, điều chỉnh tỷ lệ thành phần trong cấp phối bêtông sản xuất. Kiểm soát chất lượng bêtông trong khi sản xuất:

 Trước mỗi ca sản xuất và định kỳ 1 giờ một lần khi sản xuất bêtông, phòng KT&QLCL sẽ cử cán bộ tiến hành lấy mẫu làm thí nghiệm xác định độ ẩm của cốt liệu (Cát, đá). Dựa vào kết quả thí nghiệm sẽ điều chỉnh cấp phối cung cấp cho vận hành trạm và vô hiệu hóa cấp phối cũ.

 2.4 Lấy mẫu – Thí nghiệm mẫu – Kiểm tra chất lượng bê tông tai hiện trường – Lưu trữ hồ sơ chất lượng bê tông:

 2.4.1 Đo độ sụt – Kiểm tra các tiêu chuẩn của bê tông theo hợp đồng:

 Khi xe vận chuyển bê tông đến công trường, nhân viên phòng KT&QLCL sẽ tiến hành kiểm tra độ sụt cho từng xe và những thí nghiệm khác theo hợp đồng cung cấp.

 2.4.2 Lấy, đúc mẫu và lập biên bản đúc mẫu tại công trình:

 Khi cung cấp bêtông cho khách hàng, cán bộ phòng KT&QLCL sẽ tiến hành lấy và đúc mẫu bêtông theo TCVN 3105: 1993 dưới sự chứng kiến của nhà thần thi công và TVGS. Số lượng mẫu đúc phải tuân thủ theo TCVN 4453:1995 hoặc yêu cầu kỹ thuật của dự án nếu có quy định. Ghi chép đầy đủ thông tin lấy mẫu, đúc mẫu vào Biên bản đúc mẫu và có ký xác nhận của các bên. Khi đúc mẫu xong Cán bộ được phân công có trách nhiệm bảo quản khuôn, mẫu và chuyển về phòng KT&QLCL để bảo dưỡng theo quy định.

 2.4.3 Làm các thí nghiệm và lưu trữ Hồ sơ chất lượng bê tông:

 Cán bộ phòng KT&QLCL có trách nhiệm theo dõi công việc của dự án, công trình mà mình được phân công bao gồm:

 - Theo dõi tuổi mẫu của bêtông và đề xuất Trưởng phòng để làm thí nghiệm nén mẫu hoặc thực hiện kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật khác của bê tông ( Độ chống thấm...) theo hợp đồng cung cấp.

 - Bảo quản, lưu trữ hồ sơ về chất lượng bê tông đúng nơi đã được quy định gồm: Kết quả Thí nghiệm cường độ, Kết quả thiết kế CPBT, thí nghiệm cốt liệu…

 - Trưởng phòng KT&QLCL hoặc người được uỷ quyền kiểm tra, soát xét và làm thủ tục bàn giao hồ sơ chất lượng cho khách hàng.


----------------------------o0o------------------------------
Liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvumientrung@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!
  Mình không phải là "chuyên gia" về bê tông trên diễn đàn, nhưng thấy bạn Ngochoa.bka phải làm báo cáo trả lời chủ đầu tư gấp quá nên cũng lên mạng copy vài dòng bình luận của chuyên gia thực thụ về vấn đề này.

 Đây là câu trả lời của nbc tiên sinh, cũng trong diễn đàn này, thấy chẳng thiếu sót một lý do nào cả về trường hợp cường độ chịu nén mẫu BTXM đúc. Trong quá trình thi công đạt mác, song cường độ mẫu khoan không đạt mác.

 (R<R') theo tôi có một số lý do:

 1. Chưa chắc hỗn hợp BTXM khi đúc mẫu đã giống hỗn hợp BTT thực tế thi công (nhà thầu có nhiều "mẹo" để làm cho hỗn hợp khi đúc mẫu có chất lượng tốt hơn hỗn hợp BTT đổ thực tế).

 2. Chất lượng công tác đổ, đầm lèn, hoàn thiện và bảo dưỡng mẫu BT khi đúc thường tốt hơn cấu kiện thực tế, nên cường độ mẫu đúc và mẫu nén có chênh lệch nhau cũng là điều dễ hiểu.

 3. Việc khoan mẫu bằng các mũi khoan hình ống sẽ cắt ngang các hạt cốt liệu lớn cũng sẽ làm cường độ mẫu khoan nhỏ hơn cường độ mẫu đúc.

 4. Công nghệ đổ BTT có phân lớp (nằm ngang), khi khoan mẫu theo phương ngang cũng sẽ làm cường độ mẫu khoan nhỏ hơn khi khoan mẫu thẳng đứng (mẫu này sẽ bị phá hoại với trị số lực nén nhỏ hơn do nở hông mạnh hơn).

 5. Việc không phủ 2 đầu mẫu hoặc kỹ thuật phủ đầu mẫu không hoàn hảo (2 mặt nén không phẳng và song song với nhau) cũng sẽ làm giảm cường độ chịu nén của mẫu BT khoan.

 6. Kích thước mẫu khoan quá nhỏ so với đường kính cốt liệu lớn nhất của hỗn hợp BTXM.

 7. Hệ số quy đổi từ mẫu khoan thực tế về mẫu chuẩn (15x15x15) theo tôi cũng còn phải xem xét thêm.

 Đây là ý kiến cá nhân của mình (Quangdn)

 Việc mác xác định trên lõi khoan 14 ngày lại lớn hơn kết quả trên mẫu 28 ngày cũng có thể xảy ra, do các lý do:

 1. Độ đồng nhất của bê tông thực tế rất khó lòng đạt 100%

 2. Điều kiện đầm lèn và dưỡng hộ của bê tông ở các vị trí khác nhau cũng rất khác, ảnh hưởng đến cường độ thực tế của Bê tông

 3. Ngay trong quá trình khoan lấy mẫu và thí nghiệm cũng đã dễ có sai số khá lớn và nếu số lượng mẫu ít thì sai số này rất đáng kể.

 Theo mình phía trạm cung cấp BTT cứ soạn công văn trả lời theo lập luận chung là cường độ bê tông   tươi thực tế không chỉ phụ thuộc vào chất lượng cung cấp tại trạm mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như vận chuyển, thời gian đổ, đầm lèn, dưỡng hộ (tránh nói trực tiếp lỗi do bên nào). Kèm theo công văn này là toàn bộ chứng từ kiểm soát chất lượng nội bộ của trạm trộn trong thời gian sản xuất cho hợp đồng này (phiếu theo dõi mẻ trộn, chứng chỉ chất lượng vật liệu đầu vào: loại ximang, cốt liệu, phụ gia đang dùng, phiếu kiểm tra lấy mẫu và ép mẫu ở đơn vị độc lập....

 Nói chung ở thời điểm này chủ đầu tư mới chỉ yêu cầu giải thích chứ chưa kết luận thẳng nên công văn cũng chỉ cần đến đó là đủ. Còn lại thì có thể thảo luận về các phương pháp để làm rõ trách nhiệm cụ thể từng bên, tiếp theo bước này, đúng quy trình hiện tại đang dùng (TCXDN 239:2006).

 Còn dưới đây là một mẩu tin rất cũ từ Cơ quan Nhà nước, có thể sẽ có ích cho bạn.

 Bộ Xây dựng trả lời về kiểm định đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.

 Qua hòm thư điện tử Trung tâm Tin học, Vụ Khoa học Công nghệ đã nhận được câu hỏi của Ông Le Cong An, địa chỉ Email (lecongan2004@yahoo.com) hỏi:

 Hiện nay chúng tôi đang tiến hành kiểm định chất lượng bê tông một bể chứa bằng bê tông cốt thép (Mác bê tông thiết kế 300 daN/cm2, cốt liệu chế tạo bê tông là đá dăm có cốt liệu hạt lớn nhất 20mm) và đã có số liệu về cường độ bê tông tại hiện trường sau khi tiến hành khoan lấy mẫu, xử lý mẫu, thí

nghiệm và tính toán như sau:

 + Rht = 25.2 N/mm2

 + Rmin = 21.5 N/mm2

 Để đưa ra kết luận đánh giá cường độ bê tông hiện trường có đạt yêu cầu theo mác thiết kế đưa ra thì có rất nhiều kiến nghị đưa ra phương pháp so sánh đánh giá như sau:

 + Đơn vị kiểm định:

 Rht > 0.9M = 0.9*30 = 27 N/mm2 và

 Rmin > 0.75M = 0.75 * 30 = 22.5 N/mm2

 + Đơn vị chủ đầu tư:

 Rht > M = 30 N/mm2

 + Đơn vị cung cấp Bê tông và đơn vị thi công: theo TCXDVN 239-2006

 Rht > 0.9 Rye

 Rmin > 0.75 Rye

 Trong đó Rye = B hoặc 0.778M (Theo cấp hoặc Mác bê tông).

 Vì vậy để đánh giá được bê tông có đạt được theo yêu cầu của Mác thiết kế là 300daN/cm2 thì cách so sánh như thế nào là chính xác hoặc có tiêu chuẩn nào khác để đánh giá không?

 Sau khi xem xét, Vụ Khoa học Công nghệ có ý kiến nh#ư sau:

 - Trường hợp thiết kế kết cấu được thực hiện theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì có thể áp dụng tiêu chuẩn TCXDVN 239:2006 để đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình. Khi đó, điều kiện để cường độ bê tông trên kết cấu công trình đạt yêu cầu thiết kế M30 (300 daN/cm2) là:

 Rht >= 0,9*0,778M = 21,0 N/mm2

 Rmin >= 0,75*0,778M = 17,5 N/mm2

 Như vậy, nếu các bước lấy mẫu khoan, thí nghiệm và tính toán mẫu thử theo quy định trong TCXDVN 239:2006, với cường độ hiện trường xác định được là 25,1 N/mm2 và giá trị thấp nhất của một viên mẫu khoan là 21,5 N/mm2 thì kết cấu mà tổ khoan này đại diện có giá trị cường độ bê tông đạt yêu cầu thiết kế M30 (300 daN/cm2).

 - Trường hợp thiết kế không thực hiện theo hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và không

quy định áp dụng TCXDVN 239:2006 thì cần áp dụng phương pháp thí nghiệm và tính toán kết quả theo tiêu chuẩn khác để đảm bảo tính đồng bộ của việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài như quy định trong “Quy chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BXD ngày 7/05/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.


----------------------------o0o------------------------------
Liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvunghean1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!
1. Tiện lợi, kịp thời.

 Thay vì phải lên kế hoạch tập kết các loại vật tư cát, đá, xi măng, nước, và các điều kiện thi công như rửa đá, sàng tuyển cát, mặt bằng trộn bê tông… Bạn chỉ cần gọi cho nhà cung cấp bê tông tươi, bê tông thương phẩm và đặt lịch cấp hàng là xong.

 2. Chất lượng là số một.

 Với hệ thống cân đong điện tử, quy trình sản suất tiêu chuẩn và hệ thống kiểm soát chất lượng. Đảm bảo chất lượng mọi mẻ Bê tông tươi,  bê tông thương phẩm đều đồng đều, đúng theo yêu cầu của khách hàng.

 3. Các yêu cầu đặc biệt.

 Bằng cách trộn thêm các loại phụ gia cho phép tạo ra các loại bê tông tươi bê tông thương phẩm có tính năng vượt trội như Khả năng chống thấm, tính liên kết nhanh hoặc mác siêu cao…

 4. Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phù hợp với địa hình chật hẹp, khu phố đông đúc.

 Để tự trộn bê tông, ngoài việc tập kết vật tư bạn còn phải phải gọi đội thợ chuyên trộn bê tông, mang theo máy nổ, máy trộn và các dụng cụ thi công… dẫn đến phát sinh tiến ồn, và ảnh hưởng các điều kiện an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. (hãy so sánh với một chiếc xe trộn bê tông tươi, bê tông thương phẩm tiến đến và trút xuống tất cả thứ bạn cần )


 5. Kiểm soát chi phí, giảm hao hụt.

 Nếu bạn tính toán chi phí hoặc phải quản lý chi phí cho một công trình lớn, hãy làm một vài phép tính và so sánh. Bạn sẽ hiểu tại sao các công trình lớn đều chọn giải pháp mua bê tông tươi, bê tông thương phẩm.


 6. Giá cả phù hợp.

 Với các vật liệu đầu vào cát, đá, xi… được nhập từ nhà sản xuất trực tiếp, công nghệ hiện đại giúp giảm chi phí sản xuất nên giá thành bê tông tươi, bê tông thương phẩm bao gồm chi phí vận chuyển đến chân công trình không cao hơn so với chi phí sản xuất trực tiếp.

 7. Yêu cầu của chủ đầu tư.

 Do yêu cầu về chất lượng, tiến độ, quản lý chất lượng nên rất nhiều công trình, chủ đầu tư, tư vấn giám sát (thậm chí là tư vấn thiết kế) yêu cầu bắt buộc phải sử dụng bê tông tươi, bê tông thương phẩm chứ không được trộn trực tiếp tại công trường, khi đó đương nhiên bạn phải tuân thủ rồi.

 8. Lựa chọn thông minh.

Khi không còn lý do nào trong các lý do nêu trên bắt buộc bạn phải sử dụng bê tông thương phẩm thì chỉ có một lý do duy nhất. bạn muốn chứng minh với mọi người là bạn là người hiểu biết nên bạn đã chọn Bê tông tươi, bê tông thương phẩm.


----------------------------o0o------------------------------
Liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvunghean1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!
Chọn nhà cung cấp có uy tín, có thương hiệu ( nhà cung cấp nhỏ chất lượng không bảo đảm, khi có sự cố (không có nhiều trạm, xe bù vào) dẫn đến sai giờ, nhỡ giờ đổ bê tông tươi.
 Khi ký hợp đồng cần ghi rõ số lượng và mác bê tông tươi cần mua.
 Có phương án đổ bê tông tươi cụ thể ( dùng bơm cần hay bơm tĩnh), chuẩn bị nhân lực nhận bê tông tươi.
 Khi đổ bê tông tươi tươi cần bao phủ kín cốt sắt tránh hiện tượng gỉ cốt sắt về sau dẫn đến tuổi thọ công trình giảm.
 Sau khi đổ bê tông tươi có phương án bảo dưỡng bê tông tránh các vết nứt.
 Độ sụt bê tông tươi tăng giá thành sẽ tăng, độ sụt cao dễ thi công không có liên quan đến mác bê tông.
 Nói như vậy để mọi người có quan điểm tăng cao độ sụt để tăng chất lượng bê tông là không đúng.
 Tăng mác bê tông giá thành sẽ tăng, bê tông thành phẩm sẽ có khả năng chịu nén cao hơn.
 Khi bị lỡ cấp bê tông tươi, hoặc đang đổ bê tông tươi bị thiếu bạn có thể gọi  0936058855 để được cấp bù ngay. Chúng tôi có 6 trạm trộn tổng công suất 1200 m3/ h, cùng gần 500 xe chuyên dụng phục vụ cấp bê tông tươi.
 Chúng tôi cũng sẵn sàng tư vấn miễn phí về bê tông tươi.

 Điều kiện được cấp Bê tông tươi
 Khi bạn có nhu cầu về Bê tông tươi, muốn được Công ty cung cấp bạn cần thỏa mãn các điều kiện sau:

 1. Chấp nhận các quy tắc trung trong hợp đồng cung cấp bê tông tươi.

 2. Thực hiện thanh toán ngay chi phí trong mỗi lần đổ.

 3. Tự khảo sát điều kiện giao thông và các đặc thù của công trình để lựa chọn loại bơm và giờ bơm bê tông. Nếu không trắc chắn, bạn phải Cung cấp địa chỉ để kỹ thuật của Nam Dương khảo sát trước khi ký hợp đồng.

 Trong trường hợp đặc biệt bạn phải đàm phán với bà con lân cận và quản lý khu vực để việc cấp bê tông không bị gián đoạn.

 4. Người liên hệ phải có đủ thẩm quyền ký hợp đồng hoặc đã được ủy quyền ký kết hợp đồng.


----------------------------o0o------------------------------
Liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvunghean1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!
Định nghĩa:

 Phụ gia bê tông là những hợp chất hay hỗn hợp các hợp chất chất vô cơ, hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp mà khi cho một lượng nhỏ vào hỗn hợp bê tông sẽ làm thay đổi tính chất công nghệ của bê tông hay tính chất sử dụng của bê tông đã hóa rắn theo ý muốn.

 Ngày nay, sự ra đời của xi măng và bê tông xi măng cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá học đã làm thay đổi tính chất công nghệ trong sản xuất và sử dụng bê tông. Hàng loạt chất đã được nghiên cứu sử dụng làm phụ gia cho bê tông. Tại các nước phát triển hơn 80% tổng sản lượng bê tông có sử dụng phụ gia. Việc sử dụng các loại phụ gia đã thực sự trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng bê tông được nhiều người, nhiều ngành quan tâm nghiên cứu nhằm tìm kiếm và phát huy những khả năng mới của phụ gia. Bằng việc sử dụng các phụ gia khác nhau người ta có thể chế tạo ra bê tông có cường độ đặc biệt cao, có độ đặc chặt, khả năng chống thấm và độ dẻo cao.

 Tác dụng

 Khi sử dụng phụ gia cho bê tông sẽ cải thiện các tính chất của bê tông cũng như hỗn hợp bê tông, cụ thể như tăng tính lưu động của hỗn hợp bê tông, giảm lượng dùng nước và xi măng, điều chỉnh thời gian ninh kết và rắn chắc, nâng cao cường độ và tính chống thấm của bê tông ...

 Bằng việc sử dụng các phụ gia khác nhau người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ đặc biệt cao, có độ đặc chặt, khả năng chống thấm và độ dẻo cao.

 Theo thống kê của chuyên gia kinh tế Liên xô Babaev, hiệu quả kinh tế đạt được khi sử dụng phụ gia hoá dẻo để sản xuất các sản phẩm bê tông cốt thép giảm được 18% chi phí.

 Theo Batracov chi phí cho sản xuất bê tông khi sử dụng phụ gia siêu dẻo để sản xuất bê tông mac 60MPa, tổng chi phí giảm tới 42%, còn nếu sử dụng phụ gia complex thì tổng chi phí giảm tới 58%.

Theo thống kê của các chuyên gia Nhật Bản khi sử dụng phụ gia để sản xuất bê tông tự đầm (SCC) thì hiệu quả kinh tế xã hội đạt được như sau:

- Tổng chi phí cho xây dựng giảm 15 ¸30%.

- Giảm tiếng ồn, giảm sự ô nhiễm môi trường, giảm tai nạn lao động. Vì các lý do trên, việc nghiên cứu và sử dụng phụ gia là cần thiết. Nó thực sự là một cuộc cách mạng trong công nghệ sản xuất bê tông.                 Tính riêng từ năm 1977 tới nay, hàng năm có khoảng 70 ¸125 loại phụ gia mới ra đời.

  Lịch sử nghiên cứu và sử dụng phụ gia bê tông trên thế giới.

 Việc đưa vào bê tông các sản phẩm khác nhau (phụ gia) nhằm cải thiện một vài tính chất cuả chúng, được thực hiện ngay từ thời kỳ đầu của việc sản xuất bê tông bằng ximăng pooclăng. Các sản phẩm đưa vào đầu tiên chắc chắn là thạch cao, canxi clorua, các loại bột mịn.

 Trước hết, người ta tìm cách tác động lên thời gian ninh kết, cường độ cơ học, tính chống thấm nước của bê tông.

 Cnadlt đã nghiên cứu từ năm 1891 tác dụng của các chất làm chậm đông kết nhanh và làm chậm sự đông kết. Việc sử dụng chất đường làm một chất làm chậm đông kết đã được biết tới vào năm 1909.

 Những nhà sản xuất đầu tiên bán các sản phẩm thích hợp đối với bê tông để cải thiện một vài tính chất của chúng xuất hiện vào năm 1910.

 Các sản phẩm sản xuất vào những năm 1920 - 1930 là các chất kỵ nước có gốc là các sản phẩm mịn, như các muối stearat, keo xương, san hô biển, các chất cứng nhanh có gốc là Clorua canxi, các chất kỵ nước cứng nhanh.

 Năm 1932 lần đầu tiên Mỹ công bố việc sử dụng nước thải sunphít của các nhà máy giấy làm phụ gia hóa dẻo cho bê tông.

 Các chất cuốn khí chỉ đựơc thực tế sử dụng từ những năm 1948.

 Một bước tiến quan trong nghiên cứu và sử dụng phụ gia hóa học cho bê tông là sự ra đời của phụ gia siêu dẻo - là phụ gia hóa dẻo thế hệ hai, đến nay có hai loại phụ gia siêu dẻo (theo ASTM C494 type F & G) được sử dụng phổ biến trên cơ sở Naphtalen sunphonat foocmandehit (NSF) do Nhật bản tổng hợp đầu tiên năm 1964 và Melamin foocmanđehit sunfonat (MSF) do Cộng hòa liên bang Đức chế tạo năm 1972, hơn hai mươi năm nay do sử dụng phụ gia siêu dẻo kết hợp với xi măng mac cao và cốt liệu chọn lọc chế tạo bê tông chất lượng cao (High perfommance concrete - HPC) có cường độ và độ bền đặc chắc cao (độ thấm nhỏ).

 Trong những năm gần đây thế giới đang tập trung nghiên cứu chế tạo, sử dụng phụ gia siêu dẻo thế hệ mới có tên gọi chung là nhóm POLYCACBOXYLAT có khả năng giảm nước nhiều hơn, đóng vai trò rất quan trọng đối với tương lai bê tông chất lượng cao và công nghệ bê tông tự đầm cũng như phát triển các loại phụ gia polyme để biến tính xi măng, nâng cao chất lượng vữa làm vật liệu chống thấm bảo vệ và hoàn thiện công trình đạt chất lượng và hiệu quả cao trong xây dựng.

 Các nước phát triển đi đầu trong việc nghiên cứu, chế tạo và sử dụng phụ gia hoá học (PGHH). Ở Mỹ sử dụng phụ gia hóa dẻo để sản xuất bê tông: 1967 - 46 triệu m3; 1978 - 68 triệu m3; 1982 - 85 triệu m3.

 Ở Canađa từ năm 1987-1988 dùng phụ gia siêu dẻo chế tạo bê tông đạt cường độ 80 MPa để xây dựng tòa nhà chọc trời ở Toronto, đến nay 100% sản lượng bê tông của nước này có sử dụng PGHH.

 Ở Anh, Pháp hợp tác xây dựng đường hầm xuyên biển Măng-sơ dùng phụ gia siêu dẻo DURCIPLAST và HR401 của Sika chế tạo hàng triệu m3 mac lớn hơn 60Mpa.

 Ở Pháp triển khai dự án nhà nước về bê tông chất lượng cao (1986-1990) và đã hình thành một mạng lưới gồm 15 trung tâm chế tạo bê tông chất lượng cao trộn sẵn có sử dụng phụ gia siêu sẻo DURCIPLAST trên cơ sở MSF đạt cường độ 60-100Mpa.

 Tại Nhật bản 100% bê tông có sử dụng PGHH, lượng dùng ước tính đến 1triệu tấn/năm phụ gia các loại. Tại Trung Quốc từ 1980 đã chế tạo bê tông cường độ 50-70MPa đi từ xi măng Pooclăng thông dụng, phụ gia hóa dẻo và Silicafume để thi công các kết cấu chịu lực (cột, dầm) nhà cao tầng từ 60-216m ở Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Thượng Hải.

Lịch sử nghiên cứu và sử dụng phụ gia cho bê tông ở Việt Nam

 Ở nước ta việc nghiên cứu và sử dụng phụ gia hóa học cho bê tông xây dựng mới được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ này, đánh dấu bằng việc nghiên cứu sử dụng phụ gia CCB cho công trình thủy điện Thác Bà với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ.

Năm 1971, tại hội nghị bê tông toàn miền Bắc đã có báo cáo kết quả nghiên cứu sản xuất PGHH cho bê tông từ nguyên liệu trong nước, tiếp đó nhiều cơ quan khoa học đã tiến hành nghiên cứu xong kết quả dừng lại trong phạm vi PTN.

 Năm 1977 Viện KHKT Xây dựng nghiên cứu chế tạo phụ gia hóa dẻo từ dịch kiềm đen của nhà máy giấy, sản phẩm ở dạng bột, dẻo, lỏng với tên thương phẩm là LHD (K,D,L). Tiếp đó nghiên cứu phụ gia hóa dẻo LK-1 trên cơ sở biến tính dịch kiềm đen và phụ gia siêu dẻo COSU nhằm nâng cao cường độ và khả năng chống thấm của bê tông. Các loại phụ gia trên được sử dụng rộng rãi vào các công trình xây dựng.

 Tiếp đó nhiều đơn vị thuộc nhiều ngành khác nhau đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm PGHH sử dụng rộng rãi cho các công trình xây dựng:

 - Sản phẩm phụ gia lignhin kiềm PBG-K01 và lignhin nitro hóa PBG-K02, phụ gia BENIT trên cơ sở bentonit của Viện khoa học thủy lợi có tác dụng giảm nước nâng cao mac bê tông, chống thấm.

 - Sản phẩm phụ gia ZECAGI của Viện KHKT Giao thông có tác dụng dẻo hóa cao, đông cứng nhanh chống thấm và chống ăn mòn cốt thép.

 - Sản phẩm hóa dẻo PA và phụ gia Puzzolith từ Puzzolan và rỉ mật cuả Công ty thí nghiệm Vật liệu giao thông I.

 - Sản phẩm KĐT-2 của Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu chuyển giao cho nhà máy giấy Hòa Bình năm 1984, xây dựng dây chuyền sản xuất với quy mô 300tấn/năm góp phần phục vụ hơn 1 triệu m3 để xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình. Từ phụ gia KĐT-2 Viện còn tiếp tục nghiên cứu biến tính chế tạo phụ gia đa chức năng (chống thấm và phát triển cường độ nhanh), cũng như cho ra đời sản phẩm phụ gia siêu dẻo SD-83 bằng cách sunfonat hóa naphthalen, sau đó thực hiện phản ứng đa ngưng tụ với foocmalin. Sản phẩm này phụ gia cho bê tông có độ sụt cao OK ³20cm, sử dụng cho các cấu kiện bê tông có mật độ cốt thép dầy đặc, khi thi công phải bơm phun áp lực cao và làm giảm tổn thất độ sụt của bê tông tươi.

 Tháng 4/1996 Công ty trách nhiệm hữu hạn MBT Việt Nam (Master Builder Technologies) xin được phép đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ gia bê tông và hóa chất xây dựng tại khu Công nghiệp Thuận An, tỉnh Bình Dương với 100% vốn nước ngoài (Thụy Sĩ).

 Tháng 6/1996 Công ty TNHH Sika Việt Nam được phép đầu tư nhà máy sản xuất phụ gia bê tông và hóa chất xây dựng tại khu Công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai với 100% vốn nước ngoài là 4,7 triệu USD có công suất 15.400tấn/năm.

 Tiếp đó nhiều công ty khác như GRAGE (Mĩ), Fosroc (Anh), SKW (Đức) và Mapei (Ý) … đã ào ạt đưa vào thị trường trong nứơc hàng loạt sản phẩm phụ gia bê tông dưới nhiều tên thương phẩm khác nhau, tạo nên bộ mặt thị trường hoá phẩm sôi động.

 Nhiều cơ sở trong nước đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm phụ gia bê tông khác nhau như: PLACC- 02A, Selfill (liên hiệp quang hoá điện tử) ; BENIT- 1, BENIT- 2, BENIT- 3 (Viện KHKT thuỷ lợi) từ khoáng sét tự nhiên; PUZÔLIT, PA (CIENCO 1); LK1, ICT Super (viện KHCNXD) từ dịch kiềm đen v.v… các sản phẩm này đã góp phần làm phong phú thị trường phụ gia bê tông, giải quyết vấn đề ô nhiễn môi trường, đồng thời khẳng định khả năng nghiên cứu sản xuất và đáp ứng thị trường về mặt hàng này của các cơ sở trong nước.

 Tháng... năm 2004 công ty cổ phần BIFI được thành lập theo giấy phép kinh doanh số... của UBND thành phố Hà Nội, Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số... và được cấp bằng độc quyền sáng chế số 5888 theo quyết định số: 9514/QĐ-SHTT ngày 19.09.2006 của Cục sở hữu trí tuệ – Bộ KH&CN. BIFI đã xây dựng hàng loạt nhà máy sản xuất phụ gia cho bê tông chất lượng cao trên cở sở nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước với công xuất thiết kế giai đoạn 1 (2006 - 2008) là: 10.000 tấn/năm; giai đoạn hai là: 30.000 tấn/năm có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng phụ gia cho bê tông ngày càng tăng ở Việt Nam.

 Phân loại

 Phụ gia được phân loại theo thành phần, theo công năng và theo các yêu cầu đặc biệt. Theo phân loại của Hiệp hội quốc gia về phụ gia (SYNAD) của pháp thì các loại phụ gia bê tông được phân loại như sau:

- Phụ gia cải biến tính lưu biến và hàm lượng khí

+) Chất tăng dẻo - giảm nước

+) Chất tăng dẻo - giữ nước

+) Chất cuốn khí.

- Phụ gia cải biến sự ninh kết và cứng rắn.

+) Tăng nhanh hoặc làm chậm ninh kết.

- Phụ gia cải biến độ bền đối với các tác dụng vật lý hoá học.

+) Chống đóng băng và chống nứt nẻ do đóng băng.

+) Kỵ nước bên trong

+) Sản phẩm bảo dưỡng.

 Theo tiêu chuẩn Liên Xô (Nga) thì chia làm 3 loại phụ gia: phụ gia khoáng, phụ gia tạo bọt, phụ gia hoá học. Phụ gia hoá học được chia làm 9 nhóm.

 Tiêu chuẩn ASTM C494-86 quy định 7 loại phụ gia hoá học và 4 loại phụ gia khoáng cho bê tông.

 + Loại A: Giảm nước

 + Loại B: Chậm đông kết

 + Loại C: Đóng rắn nhanh

 + Loại D: Hoá dẻo chậm đông kết

 + Loại E: Hoá dẻo đóng rắn nhanh

 + Loại F: Siêu dẻo

 + Loại G: Siêu dẻo chậm đông kết

 Tiêu chuẩn Mỹ ACI 212 quy định về 14 loại phụ gia.

 Ở Việt Nam phụ gia bê tông được nghiên cứu từ những năm 1965 - 1967 và ngày càng phát triển với chủng loại tương tự như những nước khác. Các chủng loại phụ gia ở Việt Nam chủ yếu là: Phụ gia tăng dẻo, siêu dẻo giảm nước, phụ gia chống thấm, phụ gia nở và không co, phụ gia khoáng, phụ gia sửa chữa kết cấu. Nói chung các sản phẩm phụ gia ở Việt Nam đã bước đầu được chế tạo ở quy mô công nghiệp và có chất lượng tốt. Các sản phẩm đều được công bố theo tiêu chuẩn cơ sở, ngành và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

 Phụ gia giảm nước

 Đó là các phụ gia truyền thống được dùng ở Việt Nam từ những năm 60 cho phép giảm nước trong khi trộn để có cùng tính dễ đổ, hoặc tăng tính dễ đổ với cùng hàm lượng nước.

 Các phụ gia này cải thiện khả năng biến dạng của vữa và bê tông tươi dưới tác dụng của phương diện đầm. Phụ gia giảm nước luôn luôn là các sản phẩm hữu cơ có khả năng giảm sức căng trên bề mặt, hoặc ở giữu các mặt của chất lỏng của nước nói riêng. Chúng bôi trơn các hạt xi măng, các hạt xi măng sẽ tách rời nhau. Sự phân tán đó tạo điều kiện cho việc làm ướt và thuỷ hoá.

 Các chất giảm nước thông thường là:

- Lignosulfonat là các sản phẩm phụ của sản xuất giấy (nước bã giấy) bằng phương pháp hoá học, nó bao gồm việc làm tan lignin của gỗ bằng bisulfit tẩy rửa. Chúng thể hiện dưới dạng một chất lỏng, hoặc dạng bột mịn, mịn hơn xi măng và có thể tan rễ ràng trong nước. Lignosulfonat cũng tham gia vào thành phần của các phụ gia khác như là phụ gia cuốn khí, chất làm chậm đông cứng hoặc các chất kỵ nước.

- Xà phòng nhựa hoặc abietat kiềm, natri hoặc kali.

- ALkylary sulfonat (LAS), chất tẩy rửa tổng hợp mà các mắt xích chứa 12 - 20 cacbon. Lignosulfonat trước hết là chất giảm nước, abietat kiềm và Alkylary sulfonat (LAS) trước hết là chất cuốn khí.

 Cơ chế tác dụng của phụ gia giảm nước

+) Tác dụng giảm nước do giảm sức căng bề mặt

 Khi cho phụ gia giảm nước vào hỗn hợp bê tông các phân tử trong phụ gia tan vào dung dịch, hấp phụ lên bề mặt các pha rắn (các hạt xi măng, cát, đá và các sản phẩm thuỷ hoá của xi măng) và làm giảm sức căng bề mặt phân chia giữa pha rắn và lỏng, làm chiều dày màng nước bao quanh pha rắn giảm đi. Hay nói cách khác, các pha rắn trượt lên nhau dễ dàng như cũ với màng nước phân cách có chiều dày nhỏ hơn. Tức là đối với hỗn hợp bê tông, khi dùng phụ gia giảm nước để có độ linh động không đổi thì sẽ cần một lượng nước trộn ít hơn. Nếu giữ nguyên lượng nước trộn thì lượng nước dôi ra do dùng phụ gia giảm nước sẽ làm cho hỗn hợp bê tông có độ linh động cao hơn.

+) Giảm nước do cuốn khí

 Khi làm giảm sức căng bề mặt của nước, các phần tử hoạt động bề mặt trong phụ gia thường làm tăng mức cuốn khí vào hỗn hợp bê tông trong quá trình trộn. Lượng khí cuốn vào trong hỗn hợp bê tông cũng có tác dụng tăng độ sụt. Bọt khí cuốn vào trong hỗn hợp bê tông được phân bố đều, có kích thước nhỏ và có tác dụng như các đệm trên đó các pha rắn trượt lên nhau rễ dàng hơn. Thông thường cứ tăng 1% lượng khí cuốn vào có thể giảm tương ứng 1% lượng nước trộn.

 Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết

 Phụ gia kéo dài thời gian ninh kết là phụ gia mà khi cho vào hỗn hợp bê tông có tác dụng kéo dài thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông.

 Các nguyên liệu thường có trong thành phần của phụ gia làm chậm đông cứng bán ngoài thị trường là các chất hữu cơ thuộc các loại sau đây:

- Các Lignosulfonat canxi, natri và amonium, chúng chứa ít nhiều đường;

- Các axit và các muối của axit hyđroxy cacboxilic;

- Các hydrat cacbon: gluco, sacaro, tinh bột, xenlulô.

 Tác dụng của chúng có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau phụ thuộc tính chất của ximăng và các liều lượng sử dụng. Nói chung, các chất làm chậm đông cứng giảm nhiều cường độ ở tất cả các ngày tuổi ban đầu và giảm nhiệt thuỷ hoá một cách tương ứng.

 Lưu ý khi sử dụng phụ gia quá liều lượng, nó có nguy cơ làm chậm đáng kể thời gian ninh kết và điều đó có thể không tỷ lệ thuận với lượng phụ gia pha vào.

 Các chất kéo dài thời gian ninh kết được kiến nghị trong các trường hợp sau đây.

- Thi công trong thời tiết nóng;

- Vận chuyển đường dài;

- Bê tông trộn sẵn;

- Bê tông bơm;

- Vữa trát phun;

- Các tấm be tông mỏng tránh lộ cốt liệu sau khi đổ;

- Thi công phụt

 Cơ chế tác dụng của phụ gia chậm ninh kết

 Theo thuyết của Hansen, các chất làm lắng đọng trên bề mặt các hạt ximăng chưa thuỷ hoá nhờ sự hấp phụ ion, các liên kết hiđro hoặc lưỡng cực sẽ tạo ra màng chắn ngăn cản tác dụng của nước, nhờ đó quá trình thuỷ hoá của xi măng bị chậm lại. Tuy nhiên, thuyết này có nhiều điểm không phù hợp với thực tế. Khi sử dụng các dung môi không phải là nước người ta thấy rằng bề mặt khoáng C3A và C3S chưa thuỷ hoá không hấp phụ phụ gia làm chậm lignosunfonat, trong khi sản phẩm thuỷ hoá của khoáng đó hấp phụ một lượng đáng kể.

 Thuyết nhiễm độc của Young cho rằng phụ gia bị hấp phụ trên bề mặt các mầm tinh thể Ca(OH)2 làm nhiễm độc các tinh thể đó và ngăn cản sự phát triển của chúng. Sự cản trở này diễn ra cho đến khi đạt được mức bão hoà nhất định. Thuyết của Young chú ý đến sự hấp phụ phụ gia trên bề mặt Ca(OH)2 nhiều hơn so với các sản phẩm thuỷ hoá khác. Nhiều tác giả cho đây là một chỗ yếu của thuyết này. Thực nghiệm cho thấy chỉ nhiễm độc thôi cũng chưa đủ để làm chậm quá trình thuỷ hoá. Có những chất có thể ngăn cản sự phát triển tinh thể Ca(OH)2nhưng lại không gây tác dụng làm chậm thuỷ hoá của ximăng. Thực nghiệm chứng minh rằng khoáng C3S thuỷ hoá hấp phụ mạnh lignosunfonat canxi. Hợp chất lignosunfonat trên bề mặt C3S thuỷ hoá ngăn cản tác động của nước và làm chậm quá trình thuỷ hoá. Hầu hết các chất làm chậm mạnh có chứa nguyên tử ôxy, có khả năng phân cực mạnh ví dụ như đường, muối phốt phát... Các nguyên tử ôxy này có thể nằm trong thành phần của nhóm OH-, COOH hoặc CO...

 Phụ gia siêu dẻo

 Phụ gia siêu dẻo là loại phụ gia có thể làm giảm lượng nước trong khi trộn hỗn hợp bê tông rất nhiều, nhưng nó khác với loại phụ gia giảm nước bình thường là nó không ảnh hưởng tới thời gian ninh kết của bê tông. Bởi vậy nó có thể tạo ra các loại bê tông có độ linh động cao. Ở giai đoạn đầu tiên khi mới phát triển phụ gia siêu dẻo, tác dụng của phụ gia chỉ kéo dài trong thời gian 30 phút cho nên phải kiểm tra rất chặt chẽ thời điểm mà chất phụ gia được trộn vào bê tông. Ngày nay đã sản xuất các loại phụ gia mà thời gian tác dụng của nó vượt quá giới hạn này rất nhiều, có thể kéo dài 180 phút. Thành phần hoá học của phụ gia này thường là các loại:

+ Melamine formaldehyde

+ Naphthalene formaldehyde hoặc các loại khác.

 Phụ gia siêu dẻo thường dùng với mục đích:

- Tăng tính linh động của hỗn hợp bê tông mà vẫn giữ tỷ lệ N/X cố định.

- Tăng cường độ của bê tông bằng cách giảm lượng nước. Thế hệ phụ gia siêu dẻo đầu tiên có thể giảm nước được 25%, ngày nay có loại giảm được 30% nước và có loại giảm được 40% nước.

 Trong phạm vi tăng độ linh động của bê tông có thể làm cho bê tông đạt tới độ sụt 200mm. Loại bê tông này có thể tự làm bằng mặt nhưng chưa tự đầm được. Lĩnh vực áp dụng điển hình của phụ gia siêu dẻo cho bê tông trong những trường hợp sau:

- Cải thiện việc đổ bê tông và đầm bê tông ở những vùng của cấu kiện bê tông bố trí dày đặc cốt thép và khó tiếp cận.

- Sản xuất bê tông cường độ cao.

- Trợ giúp cho việc bơm bê tông đi xa hơn và cao hơn.

 Khi dùng phụ gia siêu dẻo cần phải chú ý những điểm sau đây:

- Chọn loại thích hợp cho loại xi măng nhất định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và với liều lượng theo điều kiện cụ thể.

- Mặc dầu bê tông có phụ gia siêu dẻo có thể tự làm bằng mặt nhưng vẫn phải được đầm chặt.


----------------------------o0o------------------------------
Liên Hệ
Nhà cung ứng: Phucvu.vn
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0982.82.54.82
Mail: phucvunghean1@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

Popular Posts